Quá trình đề cử Bầu_cử_tổng_thống_Hoa_Kỳ_2020

Đảng Cộng hòa

Bài viết này
thuộc loạt bài về
Donald Trump


Chỉ định


Luận tội






Bầu cử sơ bộ

Trong các cuộc bầu cử mà tổng thống đương nhiệm đang tái tranh cử, cuộc đua để giành sự đề cử của đảng chỉ là theo hình thức, với những ứng cử viên chống đối chỉ để lấy lệ vì điều lệ đảng thường thiên vị theo người đương nhiệm.[23][24] Cuộc bầu cử năm 2020 cũng không khác vậy, với Donald Trump chính thức tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai,[25][26] bộ máy Đảng Cộng hòa ở cả cấp tiểu bang lẫn liên bang đã phối hợp với chiến dịch tranh cử của ông để sửa đổi các điều lệ để làm khó khăn việc ứng cử chống đối ông trong các cuộc bầu cử sơ bộ.[27][28] Ngày 25 tháng 1 năm 2019, Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa đã ủng hộ đề cử ông một cách không chính thức.[29]

Một số ủy ban đảng cấp tiểu bang đã hủy bỏ cuộc bầu cử sơ bộ hay cuộc họp kín của họ[30] với lý do rằng Đảng Cộng hòa đã từng hủy bỏ một số cuộc bầu cử sơ bộ cấp tiểu bang khi George H. W. BushGeorge W. Bush tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai trong năm 1992 và 2004; cũng như Đảng Dân chủ đã hủy bỏ các cuộc bầu cử sơ bộ khi Bill ClintonBarack Obama tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong năm 1996 và 2012.[31][32] Sau khi hủy bỏ các cuộc bầu cử sơ bộ, một số tiểu bang như HawaiiNew York đã lập tức hứa hẹn các đại biểu của mình cho Trump.[33][34] Mặt khác, một số tiểu bang như KansasNevada sau đó chính thức tổ chức đại hội hay họp mặt để chính thức trao các đại biểu cho Trump.[35][36]

Cuộc vận động của Trump cũng kêu gọi các ủy ban đảng cấp tiểu bang từng dùng cách phân chia đại biểu theo tỷ lệ trong năm 2016 (khi số đại biểu của mỗi tiểu bang được chia theo tỷ lệ số phiếu mỗi ứng cử viên nhận được) đổi thành cách "người thắng cuộc ăn hết" (khi người thắng cuộc giành hết tất cả các đại biểu cho tiểu bang đó) hay "người thắng cuộc giành gần hết" (khi người thắng cuộc giành hết tất cả các đại biểu nếu vượt qua số phiếu nhất định, nếu không sẽ phân chia theo tỷ lệ phiếu) cho năm 2020.[24][37]

Tuy vậy, từ tháng 8 năm 2017 đã có báo cáo rằng một số thành viên Đảng Cộng hòa đã bắt đầu một cuộc "vận động bóng hình" chống lại tổng thống Trump, đặc biệt là từ cánh ôn hòa hoặc cánh kiến lập của đảng. Thượng nghị sĩ từ Arizona lúc đó là John McCain phát biểu, "Đảng viên Cộng hòa thấy dấu hiệu yếu đuối từ tổng thống này."[38][39] Thượng nghị sĩ từ Maine Susan Collins, Thượng nghị sĩ từ Kentucky Rand Paul, và cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie đều đã đưa ra ngờ vực rằng Trump sẽ không phải là ứng viên được đảng đề cử năm 2020, Collins đã nói, "Khó mà biết được."[40][41] Thượng nghị sĩ Jeff Flake trong năm 2017 đã tuyên bố rằng Trump đã "mời mọc" đối thủ qua lối cai trị của mình.[42] Tuy vậy, nhà chiến lược chính trị lâu năm Roger Stone tiên đoán vào tháng 5 năm 2018 rằng Trump sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai nếu ông đã thực hiện hết lời hứa lúc tranh cử của mình, đó là "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".[43]

Cựu Thống đốc Massachusetts Bill Weld trở thành đối thủ lớn đầu tiên của Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa sau khi tuyên bố tranh cử vào ngày 15 tháng 4 năm 2019.[44] Weld từng là ứng cử viên phó tổng thống cho Đảng Tự do trong năm 2016, được xem là có ít cơ hội thắng cuộc vì Trump rất được ưa thích trong đảng và Weld có những quan điểm được cho là đi ngược quan điểm thủ cựu của các đảng viên trong các vấn đề liên quan đến nạo phá thai, kiểm soát súng, và hôn nhân đồng tính.[45] Thêm vào đó, doanh nhân Rocky De La Fuente cũng tham gia nhưng không được xem là một ứng cử viên lớn.[46][47]

Cựu dân biểu từ Khu bầu cử thứ 8 của Illinois Joe Walsh đã bắt đầu cuộc vận động của mình vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, phát biểu rằng, "Tôi sẽ làm những gì mình có thể. Tôi không muốn [Trump] thắng cuộc. Đất nước không thể để ông ta thắng. Nếu không thành công, tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông ấy."[48] Walsh kết thúc cuộc vận động của mình vào ngày 7 tháng 2 năm 2020 sau khi chỉ nhận được khoảng 1% ủng hộ từ các cuộc họp kín ở Iowa. Ông tuyên bố "không ai có thể đánh bại Trump trong cuộc bầu cử sơ bộ" vì Đảng Cộng hòa nay đã trở thành một tổ chức "sùng bái" Trump. Theo Walsh, những người ủng hộ Trump đã trở thành những "môn đồ" tin tưởng rằng Trump "không làm gì sai trái được" sau khi tiếp thu thông tin sai từ các nguồn báo chí bảo thủ. Ông nói rằng "Họ không biết sự thật là gì và quan trọng hơn là họ không quan tâm."[49] Ngày 8 tháng 11 năm 2019, cựu Thống đốc và Dân biểu South Carolina Mark Sanford chính thức tuyên bố ứng cử đối lập Trump.[50] Ông đã bỏ cuộc 65 ngày sau, vào ngày 12 tháng 11 năm 2019 sau khi không nhận được nhiều ủng hộ trong nội bộ đảng.[51]

Cuộc vận động tái ứng cử của Donald Trump đã liên tục tiếp diễn từ khi ông chiến thắng năm 2016, khiến các nhà quan sát miêu tả chiến thuật liên tục tổ chức các cuộc mít tinh lớn trong nhiệm kỳ của mình là một "chiến dịch không ngừng".[52] Ngày 20 tháng 1 năm 2017, vào lúc 5:11 giờ chiều, ông đã chính thức nộp đơn để tái tranh cử.[53] Trong cuộc vận động bầu cử sơ bộ, ông đã tích cực vận động, tổ chức nhiều cuộc tập hợp quần chúng trong nhiều tiểu bang có bầu cử sơ bộ vào tháng 2, kể cả South Carolina và Nevada, những nơi đã hủy bỏ cuộc bầu cử sơ bộ.[54][55] Trump đã giành chiến thắng trong tất cả cuộc bầu cử sơ bộ, và đã giành đủ số đại biểu để chắc chắn trở thành người được đảng đề cử tại đại hội vào ngày 17 tháng 3 năm 2020.[56] Weld đã ngưng cuộc vận động của mình vào ngày hôm sau.[57]

Người được đề cử

Liên danh Đảng Cộng hòa 2020
Donald TrumpMike Pence
cho Tổng thốngcho Phó Tổng thống
Tổng thống Hoa Kỳ
thứ 45
(2017–2021)
Phó Tổng thống Hoa Kỳ
thứ 48
(2017–2021)
Vận động tranh cử

Các ứng cử viên khác

Các ứng cử viên chính sau đây từng đã: (a) đảm nhiệm một chức vụ trong chính quyền, hoặc (b) có tên trong ít nhất 5 cuộc thăm dò ý kiến độc lập, hoặc (c) nhận được nhiều quan tâm từ báo chí.[58][59][60]

Các ứng cử viên trong phần này được liệt kê theo thứ tự số phiếu phổ thông nhận được
Bill WeldJoe WalshRocky De La FuenteMark Sanford
Thống đốc Massachusetts
(1991–1997)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 8 của Illinois
(2011–2013)
Doanh nhân và ứng cử viên trường kỳDân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ nhất của South Carolina
(1995–2001, 2013–2019)
Thống đốc South Carolina
(2003–2011)
Rút lui: 18 tháng 3 năm 2020
454.402 phiếu
1 đại biểu
Rút lui: 7 tháng 2 năm 2020
173.519 phiếu

Nhận đề cử
từ đảng thứ 3
23 tháng 4 năm 2020
108.357 phiếu

Rút lui: 12 tháng 11 năm 2019
4.258 phiếu

[61][62][63][64][65][50][66]

Đảng Dân chủ

Bầu cử sơ bộ

Vào tháng 8 năm 2018, Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ đã thông qua điều lệ không cho phép siêu đại biểu bỏ phiếu trong vòng thứ nhất trong quá trình đề cử, bắt đầu từ cuộc bầu cử năm 2020. Việc này đòi hỏi một ứng cử viên phải giành đa số đại biểu qua các cuộc bầu cử sơ bộ mới được đảng đề cử. Lần cuối cùng mà việc này không xảy ra là trong Đại hội Đảng Dân chủ năm 1952, khi Adlai Stevenson II được đề cử.[67] Trong lúc đó, sáu tiểu bang đã sử dụng phương thức bầu cử theo thứ tự lựa chọn trong các cuộc bầu cử sơ bộ: Alaska, Hawaii, Kansas, và Wyoming cho tất cả các cử tri; và Iowa và Nevada cho các cử tri vắng mặt.[68]

Sau khi Hillary Clinton thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016, Đảng Dân chủ được xem là không có người lãnh đạo[69] và bị chia rẽ giữa cánh ôn hòa theo Clinton và cánh cấp tiến theo Sanders trong đảng, lặp lại rạn nứt đã diễn ra trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016.[70][71] Trong năm 2018, một vài khu bầu cử Hạ viện mà Đảng Dân chủ mong muốn giành lấy từ Đảng Cộng hòa đã có cuộc bầu cử sơ bộ sôi nổi. Nhà báo Elena Schneider trên Politico đã miêu tả các xung đột này là "nội chiến trong Đảng Dân chủ".[72] Trong thời kỳ này, đang có xu hướng theo cánh tả trong các vấn đề liên quan đến phí đại học, y tế, và người nhập cư trong các đảng viên Dân chủ trong Thượng viện.[73][74]

Nhìn chung, đấu trường bầu cử sơ bộ năm 2020 có 29 ứng cử viên chính,[75] vượt qua kỷ lục cho số ứng cử viên nhiều nhất trong hệ thống bầu cử sơ bộ hiện đại, do Đảng Cộng hòa lập được trong lượt bầu cử năm 2016 là 17 ứng cử viên chính.[76] Một vài ứng cử viên nữ cũng tham gia, tăng khả năng Đảng Dân chủ sẽ đề cử một phụ nữ hai lần liên tục.[77]

Đến lúc Iowa tổ chức các cuộc họp kín vào ngày 3 tháng 2 năm 2020, chỉ còn 11 ứng cử viên chính tham gia. Tại Iowa, Pete Buttigieg đã vượt qua Bernie Sanders, rồi Sanders vượt qua Buttigieg trong cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire ngày 11 tháng 2 năm 2020. Sau khi Michael Bennet, Deval Patrick, và Andrew Yang rút lui, Sanders giành chiến thắng trong các cuộc họp kín ở Nevada ngày 22 tháng 2. Tại cuộc bầu cử sơ bộ tại South Carolina, Joe Biden đã giành chiến thắng, khiến Buttigieg, Amy Klobuchar, và Tom Steyer phải bỏ cuộc (Buttigieg và Klobuchar lập tức tuyên bố ủng hộ Biden). Sau Siêu Thứ ba, vào ngày 3 tháng 3, Michael BloombergElizabeth Warren cũng lần lượt bỏ cuộc; bây giờ đấu trường chỉ còn lại ba đấu thủ chính: Biden và Sanders là hai đấu thủ chính, và Tulsi Gabbard, người vẫn chưa chịu bỏ cuộc dù rất ít có khả năng thắng cuộc.[78] Sau cuộc bầu cử sơ bộ tại Arizona, Florida, và Illinois vào ngày 17 tháng 3, Gabbard đã rút lui và tuyên bố ủng hộ Biden.[79] Ngày 8 tháng 4 năm 2020, Sanders cuối cùng cũng rút lui, theo báo cáo do được cựu Tổng thống Barack Obama thuyết phục, để lại một mình Biden là ứng cử viên duy nhất.[80][81] Sau đó, Biden nhận sự ủng hộ từ Obama, Sanders, và Warren.[82] Đến ngày 5 tháng 6 năm 2020, Biden đã giành đủ số đại biểu để được đảng để cử tại đại hội đảng,[83] và bắt đầu hợp tác với Sanders để thành lập một ban đặc nhiệm chung về chính sách.[84]

Chọn lựa ứng viên phó tổng thống

Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Thượng nghị sĩ Kamala Harris được tuyên bố là ứng cử viên liên danh của cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Nếu được bầu và nhậm chức, Harris sẽ là người da màu thứ hai đảm nhiệm chức vụ phó tổng thống (sau phó tổng thống của Herbert HooverCharles Curtis),[85] cũng như phụ nữ đầu tiên, người Mỹ gốc Phi đầu tiên, và người Mỹ gốc Á đầu tiên làm phó tổng thống Hoa Kỳ. Bà là ứng cử viên phó tổng thống phụ nữ thứ ba từ một trong hai đảng chính sau Geraldine Ferraro năm 1984Sarah Palin năm 2008. Bà là người đại diện một tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ đầu tiên có tên trong phiếu liên danh của Đảng Dân chủ.[86]

Người được đề cử

Liên danh Đảng Dân chủ 2020
Joe BidenKamala Harris
cho Tổng thốngcho Phó Tổng thống
Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ
thứ 47
(2009–2017)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
từ California
(2017–2021)
Vận động tranh cử

Các ứng cử viên khác

Sau đây là danh sách các ứng cử viên đã từng: (a) phục vụ chức vụ phó tổng thống, thành viên nội các, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, Dân biểu Hoa Kỳ, hoặc thống đốc, hoặc (b) có tên tuổi trong ít nhất năm cuộc khảo sát độc lập, hoặc (c) nhận được sự quan tâm đáng kể từ báo chí.

Các ứng cử viên trong phần này được liệt kê theo thứ tự ngày rút lui
Bernie SandersTulsi GabbardElizabeth WarrenMichael BloombergAmy KlobucharPete ButtigiegTom Steyer
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Vermont
(2007–nay)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử duy nhất của Vermont
(1991–2007)
Thị trưởng Burlington, Vermont
(1981-1989)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ nhì của Hawaii
(2013–nay)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Massachusetts
(2013–nay)
Thị trưởng Thành phố New York, New York
(2002–2013)
CEO của Bloomberg L.P.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Minnesota
(2007–nay)
Thị trưởng South Bend, Indiana
(2012–2020)
Quản lý quỹ phòng hộ
Nhà sáng lập Farallon Capital and và Ngân hàng Tiểu bang Beneficial
Rút lui: 8 tháng 4 năm 2020

(ủng hộ Biden)
8.823.936 phiếu
1.073 đại biểu

Rút lui: 19 tháng 3 năm 2020

(ủng hộ Biden)
233.079 phiếu
2 đại biểu

Rút lui: 5 tháng 3 năm 2020

(ủng hộ Biden)
2.668.057 phiếu
58 đại biểu

Rút lui: 4 tháng 3 năm 2020

(ủng hộ Biden)
2.430.062 phiếu
43 đại biểu

Rút lui: 2 tháng 3 năm 2020

(ủng hộ Biden)
501.332 phiếu
7 đại biểu

Rút lui: 1 tháng 3 năm 2020

(ủng hộ Biden)
874.727 phiếu
21 đại biểu

Rút lui: 29 tháng 2 năm 2020

(ủng hộ Biden)
250.513 phiếu

[87][88][89][90][91][92][93][94][95][96][97][98][99][100]
Deval PatrickMichael BennetAndrew YangJohn DelaneyCory BookerMarianne WilliamsonJulián Castro
Thống đốc Massachusetts
(2007–2015)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Colorado
(2009–nay)
Doanh nhân
Nhà sáng lập Venture for America
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ sáu của Maryland
(2013–2019)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ New Jersey
(2013–nay)
Thị trưởng of Newark, New Jersey
(2006–2013)
Tác giả
Nhà sáng lập Project Angel Food
Ứng cử viên độc lập Hạ viện từ Khu bầu cử thứ 33 của California (2014)
Bộ trưởng Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị
(2014–2017)
Thị trưởng San Antonio, Texas
(2009–2014)
Rút lui: 12 tháng 2 năm 2020

(ủng hộ Biden)
20.761 phiếu

Rút lui: 11 tháng 2 năm 2020

(ủng hộ Biden)
43.682 phiếu

Rút lui: 11 tháng 2 năm 2020

(ủng hộ Biden)
119.862 phiếu

Rút lui: 31 tháng 1 năm 2020

(ủng hộ Biden)
15.985 phiếu

Rút lui: 13 tháng 1 năm 2020

(ủng hộ Biden)
30.191 phiếu

Rút lui: 10 tháng 1 năm 2020

(ủng hộ Sanders)
21.993 phiếu

Rút lui: 2 tháng 1 năm 2020

(ủng hộ Warren, rồi Biden)
36.694 phiếu

[101][102][103][104][105][106][107][108][109][110][111][112][113][114]
Kamala HarrisSteve BullockJoe SestakWayne MessamBeto O'RourkeTim RyanBill de Blasio
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ California
(2017–nay)
Tổng chưởng lý California
(2011–2017)
Thống đốc Montana
(2013–nay)
Tổng chưởng lý Montana
(2009–2013)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 7 của Pennsylvania
(2007–2011)
Cựu Phó đô đốc Hải quân Hoa Kỳ
Thị trưởng Miramar, Florida
(2015–nay)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 16 của Texas
(2013–2019)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 13 của Ohio
(2013–nay)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 17 của Ohio
(2003–2013)
Thị trưởng Thành phố New York, New York
(2014–nay)
Không có
Rút lui: 3 tháng 12 năm 2019

(ủng hộ Biden và
được đề cử làm phó tổng thống)
844 phiếu

Rút lui: 2 tháng 12 năm 2019


549 phiếu

Rút lui: 1 tháng 12 năm 2019

(ủng hộ Klobuchar)
5.251 phiếu

Rút lui: 19 tháng 11 năm 2019


0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 1 tháng 11 năm 2019

(ủng hộ Biden)
1 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 24 tháng 10 năm 2019

(ủng hộ Biden)
0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 20 tháng 9 năm 2019

(ủng hộ Sanders)
0 phiếu[lower-alpha 3]

[115][116][117][118][119][120][121][122][123][124][125][126][127][128]
Kirsten GillibrandSeth MoultonJay InsleeJohn HickenlooperMike GravelEric SwalwellRichard Ojeda
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ New York
(2009–nay)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 20 của New York
(2007–2009)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ sáu của Massachusetts
(2015–nay)
Thống đốc Washington
(2013–nay)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ nhất của Washington
(1999–2012)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ tư củaWashington
(1993–1995)
Thống đốc Colorado
(2011–2019)
Thị trưởng Denver, Colorado
(2003–2011)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Alaska
(1969–1981)
Dân biểu Hoa Kỳ từ Khu bầu cử thứ 15 của California
(2013–nay)
Dân biểu tiểu bang West Virginia từ WV-SD07
(2016–2019)
Không có
Rút lui: 28 tháng 8 năm 2019

(ủng hộ Biden)
0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 23 tháng 8 năm 2019

(ủng hộ Biden)
0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 21 tháng 8 năm 2019

(ủng hộ Biden)
1 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 15 tháng 8 năm 2019

(ủng hộ Bennet)
1 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 6 tháng 8 năm 2019

(ủng hộ Gabbard và Sanders, rồi Howie Hawkins)
0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 8 tháng 7 năm 2019


0 phiếu[lower-alpha 3]

Rút lui: 25 tháng 1 năm 2019


0 phiếu[lower-alpha 3]

[129][130][131][132][133][134][135][136][137][138][139][140][141]

Các đảng phái khác và ứng cử viên độc lập

Đảng Tự do

Jo Jorgensen, trong cuộc bầu cử năm 1996 là ứng cử viên liên danh với tác giả Harry Browne, nhận đề cử của Đảng Tự do tại đại hội đảng vào ngày 23 tháng 5 năm 2020.[142] Bà có tên trong lá phiếu bầu trong cả 50 tiểu bang cùng Washington, D.C. vào ngày 15 tháng 9 năm 2020.[143]

Người được đề cử
Liên danh Đảng Tự do 2020
Jo JorgensenSpike Cohen
cho Tổng thốngcho Phó Tổng thống
Giảng viên cao cấp tại Đại học ClemsonPodcaster và doanh nhân
Vận động tranh cử

Đảng Xanh

Howie Hawkins trở thành người được đề cử dự kiến của Đảng Xanh vào ngày 21 tháng 6 năm 2020, và chính thức được đảng đề cử vào ngày 11 tháng 7 năm 2020.[144][145] Ông từng được Đảng Chủ nghĩa Xã hội Hoa Kỳ, Đảng Đoàn kết, Socialist Alternative, và Đảng Hợp pháp hóa Cần sa Bây giờ đề cử.[146] Hawkins giành được quyền có tên trong lá phiếu ở số lượng tiểu bang với tổng số phiếu đại cử tri là 381 phiếu vào ngày 20 tháng 9 năm 2020, và có thể được cử tri ghi tên tại các tiểu bang với tổng số phiếu đại cử tri là 133.[147]

Người được đề cử
Liên danh Đảng Xanh 2020
Howie HawkinsAngela Walker
cho Tổng thốngcho Phó Tổng thống
Đồng sáng lập Đảng XanhGiám đốc Lập pháp Công đoàn ATU khu 998
(2011–2013)
Vận động tranh cử

Các đảng phái khác và ứng cử viên độc lập

Nhiều đảng phái nhỏ khác và ứng cử viên độc lập cũng có tên trong lá phiếu trong một số tiểu bang, trong đó có nhà hoạt động và nhà văn Gloria La Riva,[148] doanh nhân và ứng cử viên trường kỳ Rocky De La Fuente,[149] giám đốc công ty than Don Blankenship,[150] doanh nhân Brock Pierce,[151] ca sĩ nhạc rap Kanye West,[152] và nhà giáo dục Brian Carroll.[153]